Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Đá cảnh thể loại phong cảnh

Sự tương đồng đá cảnh Việt nam với đá cảnh thế giới trong đó phải kế đến đá cảnh của người Nhật "Suiseki"



Thể loại Phong cảnh: Núi và hồ
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Khánh Vĩnh, Khánh Hòa

Thể loại Phong cảnh: Núi
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Đại Bình, Lâm Đồng


 Thể loại Phong cảnh: Núi
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Đại Bình, Lâm Đồng

Thể loại Phong cảnh: Bình Nguyên
Chất đá: Gniess
Nguồn gốc: Quảng Nam


Thể loại Phong cảnh: Núi
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Đại Bình, Lâm Đồng


Thể loại Phong cảnh: Bình nguyên
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Đại Bình, Lâm Đồng


Thể loại Phong cảnh: Núi và hồ
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Đại Bình, Lâm Đồng


Thể loại Phong cảnh: Núi
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Khánh Vĩnh, Khánh Hòa


Thể loại Phong cảnh: Núi
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Khánh Vĩnh, Khánh Hòa


Thể loại Phong cảnh: Núi
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Đại Bình, Lâm Đồng

 Thể loại Phong cảnh: Núi
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Đại Bình, Lâm Đồng

Thể loại Phong cảnh: Bình Nguyên
Chất đá: Gniess
Nguồn gốc: Quảng Nam

Đá cảnh nguyên bản tại Việt Nam và những tương đồng với Suiseki Nhật Bản

Nguồn gốc và tên gọi:

Đá cảnh mà đối tượng chính là những viên đá cảnh có hình dáng do thiên nhiên tạo thành và được thu lượm từ những con sông, đoạn suối mà có lẽ tập trung nhiều nhất ở vùng cao nguyên trung phần Việt Nam như Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị... 
Tại Việt Nam, đá làm cảnh được gọi với nhiểu tên gọi khác như đá cảnh nguyên bản (Viên đá còn nguyên không bị sứt mẻ và nhất là không có sự can thiệp của con người lên hình dáng của chúng). Ngoài ra còn gọi là đá cảnh nghệ thuật, đá cảnh tự nhiên...
Đá cảnh Việt Nam có những nét tương đồng với thế giới ở Nhật được gọi là "Suiseki" ở phương Tây "Viewing stone"...

Màu sắc và Hình thành:

Ở Lâm đồng với các loại đá cảnh có màu đen (Huyền phù) như Ba zan (Basalt), hình thành do sự tách vỡ ra từ tảng đá thành những viên đá cuội có hình dáng không gian ba chiều sống động, mô phỏng những phong cảnh thiên nhiên như núi, thác, bình nguyên, ao hồ, người, con vật và vật thể ...  Hay loại đá có vân được hình thành từ đá Gờ nai (Gniess) với sự kết hợp những lớp thạch anh sữa màu trắng trộn lẫn với đá gốc tạo nên những tranh ảnh không gian hai chiều, mô phỏng phong cảnh thiên nhiên như những bức tranh thủy mặc, do độ cứng của thạch anh cao hơn độ cứng của đá gốc nên có khi có những bức tranh nổi lên như phù điêu trên mặt đá, hoặc ngược lại làm cho bức tranh lõm xuống như được nghệ nhân điêu khắc trên đá. Ngoạn thạch nhân (Là người chơi đá, người ngắm đá...) gọi đó là đá có vân hay Vân thạch (Pattern stone).

Trưng bày và Thưởng ngoạn:

Tùy vào từng vùng miền, tùy vào khả năng và điều kiện của mình mà ngoạn thạch nhân có thể trưng bày đá cảnh nguyên bản hay còn gọi là đá cảnh nghệ thuật trên khay cát (Suiban), hay trên đế gỗ (Daiza). 
Nếu có điều kiện hơn có thể chọn một góc phù hợp trong nhà xem như khu vực trưng bày đá cảnh, đặt một bàn gỗ tựa lương vào vách tường, trên bàn đặt một kỷ gỗ. Đặt đá cảnh trên kỷ gỗ, phía sau treo tranh hoặc thư pháp trên tường với khoảng cách và góc độ phù hợp. 
Trang trọng hơn nữa, góc thưởng ngoạn đá cảnh nghệ thuật nên được thiết kế đặt trong phòng khách riêng biệt, Những đồ vật để trong gian phòng này cần chọn lựa cẩn thận sao cho phù hợp với không gian trưng bày, cần chú trọng đến sự tĩnh lặng, đơn giản và gọn gàng của gian phòng (Ngoạn thạch thất). 
Thường trong gian phòng chỉ có đá cảnh, tranh cuộn, thư pháp, bonsai, trà cụ...
Màu sắc trang trí trong phòng cần dùng những màu dịu, thanh nhã, tránh lòe loẹt để luôn mang lại cảm giác an bình, bình dị cho ngoạn thạch nhân. 
Âm nhạc cũng là một yếu tố góp phẩn cho việc thưởng ngoạn được hiệu quả hơn.
Lưu ý, trưng bày phối hợp cần chú trọng đến sự liên kết nội dung từ ý tứ của đá cảnh đến tranh vẽ hay thư pháp...
Cao hơn nữa, không gian thiền là điều kiện tốt để việc thưởng ngoạn đạt hiệu quả hơn.

Câu hỏi đặt ra, nếu không có đủ các điều kiện trên thì việc thưởng ngoạn có bị giảm sút không? 

Kết quả thu được qua thưởng ngoạn sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào ngộ tánh của mỗi ngoạn thạch nhân, những điều kiện trên suy cho cùng chỉ là phương tiện để đi đến đích. Kết quả là những gì chúng ta học được sau mỗi lần thưởng ngoạn.

Ninh Hữu Hiệp



Trưng bày trên kỷ gỗ phía sau có tranh cuộn (Hình ảnh từ Hội Hoa Xuân 2017) 



                  Trưng bày đá cảnh trên khay cát (Hình ảnh từ Hội Hoa Xuân 2017)