Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Cách làm tranh đá quý

Cách làm tranh đá quý

Năm 2010, có dịp ra Lục Yên, Yên Bái. Tôi được tận mắt xem các nghệ nhân làm tranh đá quý, hay còn gọi là tranh ghép đá quý. 

Có thể nói để làm ra 1 bức tranh phải trải qua 4 công đoạn chính:

Đầu tiên là thu thập nguyên liệu làm tranh


Có nhiều cách thu thập, giống như các nghệ nhân tranh cát, bạn có thể vào các khu vực khai thác đá quý thay vì thu lượm đá cao cấp bạn có thể vét hàng phế thải được loại ra từ các người phu đá khi không bán được cho các cửa hàng với giá rất hợp lý (Theo lời nghệ nhân). Những loại đá quý (thường là các loại đá kém hoặc không thấu quang) như Sapphire (cho màu xanh da trời, hồng), Ruby (cho màu đỏ máu đỏ bầm, màuhồng), Agate (cho màu xanh lục, vàng, đen, hồng...), Amethyst (cho màu tím)....Giã nhuyễn hoặc vừa tùy vào mục đích sử dụng sau này.

Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu

Sơ chế đá quý khi đã khai thác hoặc mua về bằng cách cắt lát từng lát mỏng, to nhỏ khác nhau, thường dùng để tạo nên các chi tiết nguyên khối, như cánh hoa, lá cây trong tranh phong cảnh để làm tranh đá ghép, tùy vào mục đích sử dụng sau này...Phần còn lại cho vào cối sắt, được những người rắn tay dùng chày sắt giã đến nhiễm để làm tranh đá quý. Đá thô sau khi được giã xong cần sàng lọc và phân loại, được vét ra trải lên bàn, người thợ lại ngồi quanh, dùng kẹp gạn nhặt, phân loại từng loại đá màu với kích cỡ riêng. Phần còn lại được tiếp tục giã nát cho đến khi mịn như cát.

 Công đoạn làm tranh đá quý

 Làm nền tranh: cắt một tấm mica trong suốt để làm khung, có độ dày từ 3-6mm, thông thường sẽ lớn hơn kích thước thật của bức tranh một chút để tra vào khung bao.
 Làm lớp lót: Để có được bức tranh chắc chắn và đẹp, người nghệ nhân phải rắc một lớp đá trắng khoảng 1mm (bột cẩm thạch hay thạch anh sữa) khắp mặt nền của tranh để lấp chỗ trống, tạo độ cứng chắc, bền và sáng cho tranh.
Scan tranh cần vẽ lên trên nền đá cẩm thạch bằng chì.
Dựa vào bức tranh mẫu, ta sẽ rắc đá và bột đá để tạo hình khối. Tùy chi tiết mà chọn màu thích hợp, tùy độ đậm nhạt, hình khối mà rắc lượng đá màu, đá hạt hay đá bột, đá hạt to hay nhỏ, rắc thưa hay khít. 
Do keo sẽ khô trong vòng khoảng 15 giây. nên cần tỉ mĩ cần thận khi thực hiện việc vẽ tranh đế tránh thiệt hại công và nguyên liệu.

Công đoạn xử lý sau chế tác

Sau 2-3h để cho keo dính chắc chắn, tiến hành chùi rửa và phủ lên bề mặt một lớp lót PU để bảo dưỡng tranh.

Mô phỏng tranh đá quý

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Đá cảnh thể loại phong cảnh

Sự tương đồng đá cảnh Việt nam với đá cảnh thế giới trong đó phải kế đến đá cảnh của người Nhật "Suiseki"



Thể loại Phong cảnh: Núi và hồ
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Khánh Vĩnh, Khánh Hòa

Thể loại Phong cảnh: Núi
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Đại Bình, Lâm Đồng


 Thể loại Phong cảnh: Núi
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Đại Bình, Lâm Đồng

Thể loại Phong cảnh: Bình Nguyên
Chất đá: Gniess
Nguồn gốc: Quảng Nam


Thể loại Phong cảnh: Núi
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Đại Bình, Lâm Đồng


Thể loại Phong cảnh: Bình nguyên
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Đại Bình, Lâm Đồng


Thể loại Phong cảnh: Núi và hồ
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Đại Bình, Lâm Đồng


Thể loại Phong cảnh: Núi
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Khánh Vĩnh, Khánh Hòa


Thể loại Phong cảnh: Núi
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Khánh Vĩnh, Khánh Hòa


Thể loại Phong cảnh: Núi
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Đại Bình, Lâm Đồng

 Thể loại Phong cảnh: Núi
Chất đá: Bazan
Nguồn gốc: Đại Bình, Lâm Đồng

Thể loại Phong cảnh: Bình Nguyên
Chất đá: Gniess
Nguồn gốc: Quảng Nam

Đá cảnh nguyên bản tại Việt Nam và những tương đồng với Suiseki Nhật Bản

Nguồn gốc và tên gọi:

Đá cảnh mà đối tượng chính là những viên đá cảnh có hình dáng do thiên nhiên tạo thành và được thu lượm từ những con sông, đoạn suối mà có lẽ tập trung nhiều nhất ở vùng cao nguyên trung phần Việt Nam như Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị... 
Tại Việt Nam, đá làm cảnh được gọi với nhiểu tên gọi khác như đá cảnh nguyên bản (Viên đá còn nguyên không bị sứt mẻ và nhất là không có sự can thiệp của con người lên hình dáng của chúng). Ngoài ra còn gọi là đá cảnh nghệ thuật, đá cảnh tự nhiên...
Đá cảnh Việt Nam có những nét tương đồng với thế giới ở Nhật được gọi là "Suiseki" ở phương Tây "Viewing stone"...

Màu sắc và Hình thành:

Ở Lâm đồng với các loại đá cảnh có màu đen (Huyền phù) như Ba zan (Basalt), hình thành do sự tách vỡ ra từ tảng đá thành những viên đá cuội có hình dáng không gian ba chiều sống động, mô phỏng những phong cảnh thiên nhiên như núi, thác, bình nguyên, ao hồ, người, con vật và vật thể ...  Hay loại đá có vân được hình thành từ đá Gờ nai (Gniess) với sự kết hợp những lớp thạch anh sữa màu trắng trộn lẫn với đá gốc tạo nên những tranh ảnh không gian hai chiều, mô phỏng phong cảnh thiên nhiên như những bức tranh thủy mặc, do độ cứng của thạch anh cao hơn độ cứng của đá gốc nên có khi có những bức tranh nổi lên như phù điêu trên mặt đá, hoặc ngược lại làm cho bức tranh lõm xuống như được nghệ nhân điêu khắc trên đá. Ngoạn thạch nhân (Là người chơi đá, người ngắm đá...) gọi đó là đá có vân hay Vân thạch (Pattern stone).

Trưng bày và Thưởng ngoạn:

Tùy vào từng vùng miền, tùy vào khả năng và điều kiện của mình mà ngoạn thạch nhân có thể trưng bày đá cảnh nguyên bản hay còn gọi là đá cảnh nghệ thuật trên khay cát (Suiban), hay trên đế gỗ (Daiza). 
Nếu có điều kiện hơn có thể chọn một góc phù hợp trong nhà xem như khu vực trưng bày đá cảnh, đặt một bàn gỗ tựa lương vào vách tường, trên bàn đặt một kỷ gỗ. Đặt đá cảnh trên kỷ gỗ, phía sau treo tranh hoặc thư pháp trên tường với khoảng cách và góc độ phù hợp. 
Trang trọng hơn nữa, góc thưởng ngoạn đá cảnh nghệ thuật nên được thiết kế đặt trong phòng khách riêng biệt, Những đồ vật để trong gian phòng này cần chọn lựa cẩn thận sao cho phù hợp với không gian trưng bày, cần chú trọng đến sự tĩnh lặng, đơn giản và gọn gàng của gian phòng (Ngoạn thạch thất). 
Thường trong gian phòng chỉ có đá cảnh, tranh cuộn, thư pháp, bonsai, trà cụ...
Màu sắc trang trí trong phòng cần dùng những màu dịu, thanh nhã, tránh lòe loẹt để luôn mang lại cảm giác an bình, bình dị cho ngoạn thạch nhân. 
Âm nhạc cũng là một yếu tố góp phẩn cho việc thưởng ngoạn được hiệu quả hơn.
Lưu ý, trưng bày phối hợp cần chú trọng đến sự liên kết nội dung từ ý tứ của đá cảnh đến tranh vẽ hay thư pháp...
Cao hơn nữa, không gian thiền là điều kiện tốt để việc thưởng ngoạn đạt hiệu quả hơn.

Câu hỏi đặt ra, nếu không có đủ các điều kiện trên thì việc thưởng ngoạn có bị giảm sút không? 

Kết quả thu được qua thưởng ngoạn sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào ngộ tánh của mỗi ngoạn thạch nhân, những điều kiện trên suy cho cùng chỉ là phương tiện để đi đến đích. Kết quả là những gì chúng ta học được sau mỗi lần thưởng ngoạn.

Ninh Hữu Hiệp



Trưng bày trên kỷ gỗ phía sau có tranh cuộn (Hình ảnh từ Hội Hoa Xuân 2017) 



                  Trưng bày đá cảnh trên khay cát (Hình ảnh từ Hội Hoa Xuân 2017)





Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Đá cảnh chế tác Việt Nam với sắc màu kỳ lạ

Đá cảnh chế tác Việt Nam với sắc màu kỳ lạ

Sau vài năm bất động, đến cuối 2016 có thể nói là thời điểm có những tín hiệu khởi sắc của dòng đá bán quý caxedon. Nếu là một ngoạn thạch nhân thực thụ thì dù sự nổi trôi thăng trầm của thị trường cũng không làm ảnh hưởng đến niềm đam mê vẻ đẹp quyến rủ của dòng đá này được.

Đá caxedon được chúng phân bố đều trên lãnh thổ nước ta. Cho đến nay, loại caxedon có màu sắc đẹp nhất có lẽ là ở Lâm Đồng như các địa danh Lộc Bắc, Kim Lệ, Nauseri, Đồng Nai 4...

Các dòng khoáng chất với màu sắc khác nhau được pha trộn trong lòng đá mà khi cắt xẻ viên đá ra ta có thể tìm được những bức tranh đẹp mê hồn. Không phải lúc này xẻ đá ra ta cũng có được những bức tranh đẹp, nhưng nếu hiểu thấu sự bất toàn trong thạch chất thì bức tranh sơn dầu do Bà Mẹ thiên nhiên phóng họa bởi các khoáng chất đa sắc màu còn có gì sánh bằng? Một bức tranh sơn dầu vĩnh hằng!

Viên đá thụ được trong thiên nhiên sau khi được cắt xẻ thành những lát mỏng, sẽ được thợ chuyên đánh bóng thực hiện công đoạn đánh bóng, kế đến thợ mộc sẽ làm cho chúng một giá đỡ, thế là tranh đá vĩnh hằng đã ra đời và là món ăn tinh thần độc nhất vô nhị cho ngoạn thạch nhân. Ngoài ra, người thợ còn chế tác ra những quả bi tròn với hình ảnh trải dài 360độ quanh đường kính của quả bi.


Viên đá caxêdon tròn có vân như tranh vẽ



Loại tranh này không thể đẹp như loại tranh ghép đá quý trên thị trường hiện nay. Tranh đá quý hay ghép đá quý là loại tranh được thiết kế và chế tạo bởi con người bằng cách ghép những đá quý không thể dùng làm trang sức được nữa thành những tuyệt tác phẩm. Tuy nhiên cần có những chế độ bảo quản tranh cho tốt nếu không khi gặp những yếu tố bất lợi thì các chất keo dán đá sẽ bong tróc. Còn tránh đá được tìm thấy do cắt xẻ viên đá để tìm tranh khác hẳn. Bạn và thời tiết không thể làm thay đổi chất lượng tranh. Vì nó đã được định hình từ thời kỳ tạo sơn trước đây, hàng triệu năm.


Viên đá caxêdon được cắt lát có vân như tranh vẽ


Ngoài ra, xin giới thiệu đến các bạn qua video được đăng tải dưới đây



Ninh Hữu Hiệp

Đá cảnh đẹp

Đá cảnh đẹp